Cà Mau: Phạt người đăng thông tin thất thiệt '12 con cá sấu xổng chuồng'
Các bác sĩ viết: Cấu trúc mềm, được bao phủ bởi da và lông mịn, có thể cử động một cách thụ động mà không gây đau đớn, nhưng không có cử động tự phát.Bất ngờ khi TP.HCM đứng thứ 2 trong 10 điểm đến ẩm thực đường phố ngon nhất châu Á
Thanh Pháp, sinh năm 1986, nghệ sĩ người dân tộc Chăm, quê thôn Châu Hanh, xã Phan Thanh, H.Bắc Bình (Bình Thuận), lớn lên trong gia đình làm nông có đến 11 anh chị em. Cả nhà không có ai theo nghệ thuật, nhưng Thanh Pháp lại bén duyên và say mê ca hát từ khi còn nhỏ.Là con thứ 10 trong gia đình, tuổi thơ của Thanh Pháp cũng như bao đứa trẻ khác ở làng Chăm Pley Chăm, theo anh chị chăn dê, chăn bò bên bờ sông Lũy và giúp cha mẹ làm ruộng, cấy lúa. Khi còn học cấp 3, Thanh Pháp đã tham gia đội văn nghệ dân tộc Chăm của Bình Thuận đi biểu diễn nhiều nơi. Tốt nghiệp khoa Sư phạm âm nhạc của Nhạc viện TP.HCM, anh trở về phục vụ quê hương, làm việc tại Nhà hát Ca múa nhạc Biển Xanh (thuộc Sở VH-TT-DL Bình Thuận) từ đó đến nay.Với chất giọng tenor khỏe khoắn, Thanh Pháp hát được nhiều thể loại dân ca, đặc biệt dòng nhạc dựa trên chất liệu dân ca Chăm.Vài năm trở lại đây, anh chuyển qua sáng tác và hòa âm phối khí. Một số ca khúc do Thanh Pháp sáng tác được giới chuyên môn đánh giá có chiều sâu, thấm đượm văn hóa dân tộc; đặc biệt là những sáng tác dựa trên nền tảng dân ca Chăm. Có thể kể đến ca khúc Giọt tháp do Thanh Pháp sáng tác và biểu diễn đoạt Huy chương vàng tại Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc 2021 ở TP.Hải Phòng. Hay như bài Lời thỉnh cầu Pô Yan do anh sáng tác và biểu diễn, đạt giải B tại Liên hoan âm nhạc các nước ASEAN 2022 ở TP.Hội An (Quảng Nam). Đặc biệt, tác phẩm Xương rồng đất tháp đoạt Huy chương vàng tại Liên hoan âm nhạc chuyên nghiệp toàn quốc, tổ chức tại Bình Dương vào tháng 9.2024.Chỉ khoảng 10 năm sáng tác, Thanh Pháp đã cho ra đời gần 60 ca khúc, trong đó có những tác phẩm mà anh tâm sự là "viết bằng cả trái tim mình". Chẳng hạn bài Giọt tháp, Thanh Pháp cho biết: "Tôi lấy hình ảnh những ngôi tháp Chăm ở khắp các tỉnh thành miền Trung, ví như những giọt nước của đất trời ban tặng, nổi lên trên mặt đất. Đó là những cảm xúc thôi thúc để tôi viết nên ca khúc này". Còn với bài Giấc mơ shiva thì lại khác. "Trong tiếng Chăm, shiva là tượng, nhưng có một điệu múa Chăm truyền thống cũng có tên shiva. Tôi muốn khắc họa lại điệu múa truyền thống của dân tộc mình bằng làn điệu âm nhạc. Thế là bài hát ấy ra đời và lần đầu do chính tôi phổ biến đến công chúng", Thanh Pháp tâm sự.Nhưng đối với Thanh Pháp, tâm đắc nhất vẫn là bài hát Xương rồng đất tháp. Anh chia sẻ: "Tôi viết để tôn vinh những người mẹ Chăm, trong đó có hình bóng mẹ tôi. Những người phụ nữ Chăm mưu sinh vất vả trong cái nắng, cái gió rát mặt ở ruộng đồng vào mùa khô. Họ như những cây xương rồng trong sa mạc, dù khô cằn vẫn vươn mình xanh tốt để nuôi sống đàn con lớn lên".Đặc biệt, bài hát Có một trái tim, Thanh Pháp viết về cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi vừa nghe tin ông tạ thế. "Tôi nghĩ rằng một người như ông, cả đời vì sự nghiệp của Đảng, của dân. Ông mất đi nhưng câu nói "Danh dự là điều thiêng liêng cao quý nhất" lại khiến chúng ta phải suy nghĩ. Bằng tình cảm yêu quý của một đảng viên trẻ tuổi, tôi viết ca khúc ấy rất nhanh ngay sau khi nghe tin ông mất. Sau đó, bài hát (do ca sĩ Minh Đức thể hiện) được Đài truyền hình Bình Thuận dàn dựng và do chính tôi hòa âm, phối khí trước khi công chiếu", Thanh Pháp kể.Điều đặc biệt hơn nữa, Thanh Pháp vinh dự được mời biểu diễn tại 2 kỳ đại hội Đảng toàn quốc. Tại lễ khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (12.1.2011), Thanh Pháp được mời biểu diễn với bài hát Hỡi em Nurisa (Khánh Vinh sáng tác, viết về người Chăm Nam bộ). Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Thanh Pháp được biểu diễn ở lễ bế mạc (28.1.2016) với bài hát Làng Chăm ơn Bác của nhạc sĩ A Mư Nhân.Tháng 10.2024, Thanh Pháp cũng được mời biểu diễn phục vụ tại Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X (17.10.2024). "Tôi nghĩ mình may mắn được trình diễn phục vụ các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước và đó là niềm vinh dự, tự hào của một người nghệ sĩ, giúp tôi có động lực để cố gắng hoàn thiện mình hơn nữa", Thanh Pháp cho biết.Thanh Pháp cũng tâm sự: "Dù biểu diễn ở đâu, tôi cũng cống hiến hết mình để quảng bá văn hóa truyền thống. Còn mỗi khi được về biểu diễn cho bà con đồng bào Chăm nghe các làn điệu dân ca, tôi cảm thấy hạnh phúc như được về chính ngôi nhà của mình để hát cho mẹ nghe".Năm 2023, Thanh Pháp được vinh danh là một trong 70 gương mặt tiêu biểu của ngành VH-TT-DL. Anh được nhận nhiều Bằng khen của Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận. Thanh Pháp hiện là Trưởng phòng Biểu diễn nghệ thuật, thuộc Nhà hát Ca múa nhạc Biển Xanh, Bình Thuận.Nghệ sĩ nhân dân Minh Mẫn, nguyên Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Biển Xanh, chia sẻ: "Thanh Pháp hội đủ 3 yếu tố tạo nên một nghệ sĩ triển vọng. Thứ nhất, được đào tạo bài bản ở Nhạc viện TP.HCM. Thứ hai, là người luôn có ý chí vươn lên trong mọi hoàn cảnh của nghề nghiệp. Thứ ba, nghệ sĩ có tố chất sáng tạo, có tư duy mới, chịu học hỏi, luôn khát vọng sự đổi mới để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có giá trị phục vụ công chúng. Tôi nghĩ rằng không chỉ giữ lửa nghề, Thanh Pháp sẽ phát huy, gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống của người Chăm nói riêng và phong trào văn hóa nghệ thuật của Bình Thuận nói chung".
Nữ Admin xinh đẹp của Truy Kích PC chơi trung thu 'lạ lắm'
Nguyễn Viết Ngọc Anh, cố vấn truyền thông cho một công ty hàng tiêu dùng ở Q.Hà Đông (Hà Nội), đã khiến nhiều người bất ngờ khi quyết định siết chặt chuyện nhân viên sử dụng AI trong công việc.Ngọc Anh chia sẻ anh không hoàn toàn bài trừ AI. Anh vẫn giới thiệu công cụ này đến nhân viên nhưng chỉ cho phép sử dụng để tìm ý tưởng, tuyệt đối không dùng để viết kịch bản hoàn chỉnh.Theo Ngọc Anh, AI có khả năng viết rất trôi chảy nhưng lại không hiểu rõ bối cảnh thực tế. Kịch bản do AI tạo ra thường bay bổng nhưng thiếu sự phù hợp với nguồn lực sẵn có, bối cảnh quay, đạo cụ, diễn viên và khả năng diễn xuất của nhóm.Bên cạnh đó, Ngọc Anh cho rằng AI không thể "bắt trend" nhanh như con người. Chỉ những nhân viên thường xuyên xem TikTok, trực tiếp sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty, mới có thể sáng tạo nội dung phù hợp với xu hướng.Một lý do quan trọng khác Ngọc Anh đưa ra là AI có thể khiến nhân viên lười tư duy. Khi quá lạm dụng công nghệ, con người dễ trở nên phụ thuộc, mất đi khả năng sáng tạo. "Đây là điều quan trọng nhất đối với người làm nội dung chân chính. Mình không muốn nhân viên của mình đánh mất điều đó", Ngọc Anh chia sẻ.Hiện tại, Ngọc Anh áp dụng quy tắc này vào công ty. AI chỉ được dùng để tìm ý tưởng, khám phá công dụng mới của sản phẩm và hiểu mong muốn của khách hàng. Việc hoàn thiện kịch bản vẫn phải do con người đảm nhiệm."Khi dùng AI, mình thấy câu văn tuy liền mạch nhưng thiếu sự tự nhiên. Lý do lớn hơn là mình không muốn anh em quá lạm dụng, khiến các bạn lười dùng não. Khả năng cao các bạn sẽ bị mai một kiến thức, trình độ, kỹ năng trong tương lai. Bởi kịch bản cần có cái hồn của người viết, sự sáng tạo và nét riêng. Chứ mình không muốn doanh nghiệp thuê một nhân viên làm sáng tạo nội dung về chỉ làm máy đánh chữ", Ngọc Anh khẳng định.Ngọc Anh chia sẻ thêm anh từng phát hiện một nhân viên cố tình lạm dụng AI để viết kịch bản. Chính vì vậy, sau này, anh cấm nhân viên sử dụng AI để hoàn thiện toàn bộ kịch bản. "Dù thế, mình vẫn cho các bạn dùng AI nghĩ ý tưởng, chứ không phải dùng AI làm hộ hết việc. Mình thấy AI chỉ là một công cụ. Nó rất mạnh mẽ nhưng không thể thay thế con người. Khả năng sáng tạo của con người là vô biên. Chúng ta luôn phải rèn luyện sự sáng tạo và đừng bao giờ để mình bị phụ thuộc vào cái máy. Hãy để con người dùng AI chứ không để AI dùng con người", anh nói.Hiện tại, quan điểm này đang gây tranh cãi. Nhiều ý kiến cho rằng việc chỉ cho nhân viên sử dụng AI có điều kiện có thể khiến công ty bị tụt hậu trong thời đại công nghệ số.Theo chị Lâm Hà, Giám đốc điều hành Ethos Fund (quỹ đầu tư có trụ sở tại Mỹ, chuyên hỗ trợ các công ty công nghệ tiên phong tại Việt Nam và Mỹ), công nghệ không phải là thứ thay thế mà là công cụ đồng hành. Chị Hà cho rằng AI đang mở ra những biên giới mới cho sáng tạo nội dung. Từ việc tạo ý tưởng, phân tích xu hướng, đến tối ưu hóa quy trình sản xuất, AI giúp doanh nghiệp truyền thông nâng cao năng suất và tiếp cận khán giả hiệu quả hơn."Tuy nhiên, sáng tạo không chỉ đơn thuần là việc sắp xếp dữ liệu thông minh. Những nội dung thực sự chạm đến cảm xúc người xem luôn cần đến trực giác, trải nghiệm và bản sắc con người. Đây là những điều mà AI vẫn chưa thể mô phỏng một cách hoàn hảo. Một kịch bản có thể do AI tạo ra, nhưng tinh thần, cảm xúc và góc nhìn độc đáo của con người mới là yếu tố làm nên sự khác biệt. Tôi tin rằng doanh nghiệp nào biết cách kết hợp công nghệ với tư duy sáng tạo của con người sẽ không chỉ tối ưu hóa hiệu suất mà còn tạo ra những nội dung có chiều sâu, sức lan tỏa và kết nối thực sự. AI có thể giúp chúng ta đi nhanh hơn, nhưng con người mới là người quyết định hướng đi", chị Hà nói.Còn anh Lê Anh Tú, Giám đốc công ty truyền thông iGem Agency TP.HCM, lại có quan điểm khác. Anh Tú cho rằng thay vì siết nhân viên không được sử dụng AI, các sếp nên khuyến khích họ sử dụng một cách có chọn lọc. "Khi sử dụng AI, chúng ta phải biết cách huấn luyện nó để có được kết quả đúng ý. Việc này không hề đơn giản, không phải chỉ cần hỏi một câu là AI sẽ ra đáp án ngay. Chúng ta cần phải biết cách tương tác với AI, sử dụng phần mềm bản quyền để có cơ hội giao tiếp nhiều hơn, từ đó AI sẽ hiểu mình rõ hơn", anh Tú chia sẻ.Tuy nhiên, anh cũng khẳng định rằng sự thấu hiểu khách hàng và khả năng sáng tạo vẫn luôn là yếu tố thuộc về con người. "AI có thể hỗ trợ mạnh mẽ, nhưng cuối cùng, con người mới là người tạo ra giá trị sáng tạo và hoàn thiện sản phẩm qua từng chỉnh sửa. Tại công ty, chúng tôi sử dụng nhiều phần mềm hỗ trợ như dựng clip, nhạc, cũng như giúp nhân viên nắm vững cách sử dụng AI để ứng dụng vào công việc một cách hiệu quả. Sự sáng tạo của con người kết hợp với khả năng của AI sẽ mang lại hiệu quả tối ưu", anh Tú nói.
Những ngày cuối năm Giáp Thìn, cái tên Nguyễn Thị Hương trở thành đề tài được những người yêu thể thao quan tâm, nhưng đáng buồn, lại không phải vì thành tích hay tấm huy chương nào cả. Việc nữ VĐV đua thuyền số 1 Việt Nam làm đơn xin nghỉ tập luyện ở đơn vị Vĩnh Phúc vì bị nợ tiền thưởng trong nước từ năm 2022 đến 2024 và tiền hỗ trợ dinh dưỡng năm 2024 một lần nữa 'hâm nóng' thực trạng bất cập trong chế độ đãi ngộ và sự hỗ trợ dành cho các VĐV, đặc biệt là những người đã cống hiến hết mình để mang vinh quang về cho thể thao nước nhà. Trước đó, vào ngày 30.12.2024, Nguyễn Thị Hương đã gửi đơn xin nghỉ tập từ ngày 1.1.2025 tới Sở VH-TT-Dl tỉnh Vĩnh Phúc và Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể thao Vĩnh Phúc. Trong đơn, cô chia sẻ rằng 9 năm gắn bó đã giúp cô giành được nhiều huy chương quốc gia và quốc tế, mang lại niềm tự hào cho Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Tuy nhiên, hoàn cảnh gia đình cùng việc thiếu hỗ trợ đã khiến cô đi đến quyết định xin nghỉ.Hương khẳng định rằng việc cô không nhận được tiền thưởng trong nước và tiền hỗ trợ dinh dưỡng năm 2024 thuộc chế độ của tỉnh Vĩnh Phúc, không liên quan đến chế độ tiền thưởng của Cục TDTT. Tình trạng bị nợ tiền thưởng và tiền hỗ trợ dinh dưỡng không chỉ riêng Nguyễn Thị Hương phải gánh chịu mà còn ảnh hưởng tới 200 HLV và vận VĐV của 11 đội tuyển thể thao tại Vĩnh Phúc. Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể thao của tỉnh phải tạm dừng hoạt động tập luyện thường xuyên. Tuy vậy, Nguyễn Thị Hương đã được Liên đoàn Đua thuyền Việt Nam hỗ trợ tối đa. Cô hiện tập luyện cùng đội tuyển quốc gia tại Hải Phòng, với chế độ ăn uống hằng ngày được liên đoàn lo liệu toàn bộ. Trong năm 2025, Hương dự kiến tham gia hai giải lớn: giải vô địch châu Á tại Trung Quốc vào tháng 4 và SEA Games 33 vào cuối năm tại Thái Lan.Nguyễn Thị Hương cho biết năm nay cô sẽ về ăn tết cùng gia đình rồi trở lại tập luyện cho các giải đấu quốc tế trong năm 2025. Hương chia sẻ dù còn nguyên niềm đam mê với môn đua thuyền, cô không khỏi đau lòng khi phải viết đơn xin nghỉ tập tại đơn vị chủ quản tỉnh Vĩnh Phúc.Sau khi Nguyễn Thị Hương chia sẻ thông tin về việc bị nợ tiền, Liên đoàn Đua thuyền Việt Nam đã nhanh chóng vào cuộc, gửi văn bản tới tỉnh Vĩnh Phúc để xin tiếp nhận cô theo đúng thủ tục hành chính. Ngay cả khi không nhận được phản hồi từ tỉnh, Liên đoàn vẫn cam kết sẽ đưa Nguyễn Thị Hương vào danh sách thành viên của mình. Nếu tham gia thi đấu trong nước, cô sẽ khoác áo đại diện cho liên đoàn.Tết này, Nguyễn Thị Hương sẽ trở về gia đình, khép lại một chương buồn để đón năm mới với nhiều hy vọng hơn.
Nhà phố giảm giá vẫn khó bán
Chuyến bay MH370 chở 239 hành khách đã mất tích sau khi cất cánh từ sân bay quốc tế Kuala Lumpur (Malaysia) để đến Bắc Kinh (Trung Quốc) vào ngày 8.3.2014. Vụ việc này đã trở thành một trong những bí ẩn hàng không lớn nhất mọi thời đại, theo The Mirror.Trong suốt nhiều năm qua, hàng loạt chiến dịch tìm kiếm đa quốc gia được triển khai tiêu tốn hàng trăm triệu USD, nhưng đều không mang lại kết quả rõ ràng.Tuy nhiên, mới đây, nhà khoa học Vincent Lyne - từng làm việc tại Đại học Tasmania (Úc), tuyên bố đã phát hiện ra thứ mà ông cho là xác máy bay mất tích thông qua một điểm ảnh màu vàng, được mô tả là "dị thường" trong mô hình địa hình toàn cầu của đại dươngDữ liệu đo độ sâu của GEBCO - bản đồ kỹ thuật số của đáy đại dương do ông Lyne quan sát đã xác định chính xác đốm màu vàng ở vĩ độ: 33,02°N, kinh độ: 100,27°Đ, nằm thẳng hàng với trên kinh tuyến của phía tây nam sân bay Penang (Malaysia). Tiến sĩ Lyne gọi sự thẳng hàng này là hố sâu kinh độ Penang, là một miệng núi lửa sâu gần 6.000 m ở đầu phía đông của Broken Ridge - một khu vực gồ ghề và nguy hiểm ở Ấn Độ Dương."Ẩn sâu trong đại dương bao la, nơi Broken Ridge tiếp giáp vùng nứt gãy Diamantina, một điểm ảnh sáng duy nhất đã xuất hiện - xác định vị trí xác tàu với độ chính xác chưa từng có", ông Lyne giải thích. "Ở độ sâu 5.750 m, nó nổi bật như một điểm dị thường, chỉ ra vị trí có thể là nơi rơi của MH370. Tuy nhiên, sự không nhất quán trong dữ liệu sonar và máy đo độ cao vệ tinh đã gây ra một số không chắc chắn về vị trí, mặc dù điểm dị thường trên không thể nhầm lẫn", theo ông Lyne.Trước đây, ông Lyne từng đưa ra giả thuyết rằng sự mất tích của MH370 không phải là một tai nạn, mà là do cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah, đến từ Penang, cố tình lao máy bay xuống Broken Ridge.Ông Lyne nhận định hố sâu này là "không phù hợp với các đặc điểm tự nhiên của đáy biển", đồng thời cho rằng điều này ủng hộ lý thuyết của ông rằng sự mất tích của máy bay đã được "lên kế hoạch tỉ mỉ". Hồi tháng 2, Bộ trưởng Giao thông Malaysia Anthony Loke xác nhận công ty rô bốt hàng hải Anh Ocean Infinity sẽ tham gia cuộc tìm kiếm mới đối với chuyến bay MH370 mất tích.